Pages

Subscribe:

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

CẢM TÁC VỀ BÀI THƠ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA TA.


                                                 BS. Phạm Bích Thủy.
                                                      Giám đốc: Trường LĐXH thanh xuân

        Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, trong 4000 năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm gần như thường xuyên trong đó có hàng ngàn năm đấu tranh chống quân xâm lược phương bắc.  Để có độc lập, tự chủ ngày hôm nay - ông cha ta đã hy sinh biết bao xương máu, có thể nói mỗi tấc núi, thước sông của lãnh thổ Việt nam đều nhuộm đỏ máu xương của ông cha và người thân chúng ta, trong đó gần đây nhất là cuộc đấu tranh chống lại quân bành trướng Trung quốc ở biên giới phía bắc diễn ra năm 1979 và trận chiến ở Đảo Gạc ma thuộc quần đảo Hoàng xa năm 1988. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi người dân Việt nam. Tất cả người dân Việt nam đều yêu chuộng hòa bình và mong mỏi sự yên bình, nhưng không bao giờ chấp nhận khuất phục trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào dù chúng có mạnh đến đâu. Khi có nạn xâm lăng, tình yêu dân tộc của người dân Việt nam lại trỗi dậy mạnh mẽ, thể hiện ở tinh thần dám sả thân vì Nước, sẵn sàng đặt lợi ích Quốc gia dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân.
       Trước việc Trung quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam và có những hành động vô nhân đạo trên biển đông đã gây nên sự phẫn lộ sâu sắc đối với toàn thể nhân dân Việt nam và nhân dân trên thế giới. Lập trường hòa bình, cách thức sử lý vấn đề đang diễn ra trên biển đông của Việt nam thời gian qua đang được dư luận trong nước và Quốc tế đánh giá rất cao. Đó cũng là quyết sách phù hợp với tình hình hiện tại và đáp ứng nguyện vọng của mọi người dân, đặc biệt trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhắc lại lời của Vua Lê Thánh Tông về “ Chủ quyền Đất Nước” và khẳng định “ Việt nam sẽ không chấp nhận bất cứ ai, bất cứ nước nào dù mạnh đến đâu bắt Việt nam phải nhường chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”: Đây có thể xem như là một lời cam kết của thế hệ người Việt nam hiện nay trước các vị tiền nhân; là một lời khẳng định của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước toàn thể đồng bào; là một tuyên ngôn sâu sắc cho muôn đời con cháu.
       Là một nhà báo, nhà thơ - tác giả Vũ Thịnh nhận thức rất rõ tầm quan trọng, xứ mệnh của thơ ca và tính thời sự của vấn đề quần đảo Trường sa, Hoàng sa hiện nay. Trong bài “Trường sa, Hoàng sa là của ta” anh viết:
                              Dòng máu Việt – Đảo đá Gạc ma.
                              Hiến thân mình - Hóa đá Trường sa.
       Với những vần thơ mộc mạc nhưng lời lẽ đanh thép nhà thơ Vũ Thịnh đã ghi lại bằng cảm xúc văn học những nỗi đau, nỗi uất hận về biển đảo của Tổ quốc bị xâm chiếm. Đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc, mối căm thù giặc sâu sắc và tỏ rõ quan điểm, góp thêm tiếng nói để vạch trần âm mưu xâm lược, bản chất bá quyền phi lý, vô đạo của quân bành trướng Trung quốc, khảng định vị thế chính nghĩa của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
                                 Hoàng sa, Trường sa là của ta
                                Lãnh hải – Chủ quyền lịch sử ca
                                Tàu khựa (*) điên cuồng, dàn khoan dựng
                               Cảnh sát, kiểm ngư… Quyết đuổi ra!
                                                              “Hoàng sa, Trường sa là của ta”
       Mỗi người dân Việt nam lúc này đều đang sôi sục căm thù trước những hành động xâm lược ngang ngược của Trung quốc. Nhưng chúng ta đang có trong tay vũ khí quan trọng nhất đó là: chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc và truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” thì chúng ta sẽ đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào dù chúng mạnh đến đâu nếu chúng dám xâm phạm lãnh thổ Nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể nhân dân Việt nam sẽ kiên quyết “ Không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm”.
       Với trách nhiệm của người công dân yêu nước, mong rằng trong thời gian tới tác giả Vũ Thịnh không chỉ là một nhà báo, nhà thơ dùng ngòi bút để bộc lộ tấm lòng, tình cảm của mình đối với những lực lượng chấp pháp và ngư dân đang ngày đêm phải đối đầu với những hành động ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế của Trung quốc ở Biển đông, mà còn phải là một chiến sĩ luôn đứng ở vị trí mũi nhọn lấy thơ văn làm vũ khí để góp phần chấn hưng đạo đức cách mạng, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, mối căm thù giặc sâu sắc đúng như câu thơ Bác Hồ đã viết trong tập Nhật ký trong tù:
                         Nay ở trong thơ nên có thép
                         Nhà thơ cũng phải biết xung phong./.
                                                                                                    Hải phòng. 6/2014.

Ghi chú: (*) Trung quốc đắt trái phép giàn khoan 981 vào lãnh hải Việt nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét